• HOME
  • BBC VIỆT NAM
  • BBC QUỐC TẾ
  • THẾ GIỚI 24H
  • CHÍNH TRỊ
  • XÃ HỘI
  • TIN PHÁP LUẬT
  • TIN SAO

bbc viet nam, bbc tieng viet, bbc viet, tin tuc, tin moi, bbc tin tuc

Menu
  • Trang Chủ
  • Góc Nhìn
    • Việt Nam
    • Quốc Tế
  • Thời Sự
    • Chính Trị
    • Xã Hội
    • Giáo Dục
    • Y Tế
  • Thế Giới
    • Tin Thế Giới
    • Quân Sự
    • Thế Giới Đó Đây
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Làm Giàu
  • Pháp Luật
  • Giải Trí
    • Showbiz
    • Tử Vi
    • Hài Hước
    • Làm Đẹp
  • Đời Sống
    • Chia Sẻ
    • Du Lịch
    • Tâm Sự
    • Khoe
  • Thể Thao
  • Công Nghệ
  • Video
Đề xuất [X]
loading...

Bỏ biên chế giáo viên: Thực hiện đúng luật không thí điểm giáo viên

Tin tức ngày 26/05/2017 |
Giáo Dục
loading...
  • Sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên
  • Lệnh của Dân, làm thì sống, chống thì…
  • Từ hôm nay, chính thức tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức
  • Bỏ điều kiện hộ khẩu trong tuyển dụng: Nhằm tăng tính cạnh tranh

“Đây là lúc mà chúng ta cần phải thực hiện nghiêm túc theo đúng Luật viên chức hiện hành đối với giáo viên chứ không phải thí điểm giáo viên…”, ông Triệu Thế Hùng nói.

Trước thông tin Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra về việc sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên, nhiều ý kiến quan ngại, cách làm này xóa bỏ các “rào cản” trong quy trình tuyển dụng và tạo cơ hội cho những giáo viên đủ năng lực, trình độ được cống hiến?

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS Triệu Thế Hùng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định: “Đây là vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm của cả xã hội, vì vậy tôi cho rằng cần phải nhìn việc này từ căn cứ pháp lý.

Theo chính sách, pháp luật hiện hành của Việt Nam thì giáo viên không phải là công chức. Cơ sở giáo dục công lập là những cơ quan sự nghiệp của nhà nước, nên giáo viên công tác tại các cơ sở giáo dục công lập là viên chức nhà nước được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định Luật Viên chức hiện hành”.

PGS.TS Triệu Thế Hùng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

 

Cũng theo quan điểm của PGS. Triệu Thế Hùng, thực tế hiện nay thì giáo viên các cấp học trong hệ thống giáo dục Việt Nam đang là viên chức nhà nước, sau khi được xét tuyển đủ điều kiện vào viên chức thì sẽ thực hiện ký hợp đồng lao động có thời hạn, hợp đồng không thời hạn và giáo viên sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ theo như cam kết có trong hợp đồng, nếu không hoàn thành nhiệm vụ công tác thì sẽ bị chấm dứt hợp dồng lao động theo Luật Viên chức và các quy định của pháp luật.

“Lâu nay, có thể chúng ta thực hiện chưa triệt để tức là chỉ tuyển vào và chưa có chấm dứt hợp đồng khi mà giáo viên trong thời gian dài công tác không hoàn thành nhiệm vụ và có những giáo viên khi được tuyển rồi thì có tâm lý là đã “định biên” chắc chắn rồi và thiếu đi sự phấn đấu về nghiệp vụ và chuyên môn.

Tôi nghĩ rằng, để khắc phục điều này, đây là lúc mà chúng ta cần phải thực hiện nghiêm túc theo đúng Luật viên chức hiện hành đối với giáo viên chứ không phải thí điểm giáo viên sẽ không còn là công chức, viên chức nữa. Nếu giáo viên cơ sở giáo dục công lập mà không là viên chức thì sẽ là gì, đặt giáo viên ở đâu trong mã ngạch hành chính – sự nghiệp?”, PGS.Hùng nêu quan điểm.Đại diện trường PTTH Lương Thế Vinh cho rằng, hiện nay, vấn đề cần giải quyết là chúng ta đào tạo giáo viên nhưng có vùng thừa trầm trọng, có những vùng lại thiếu; Bộ môn này thừa nhưng bộ môn khác lại thiếu. Nhất là giáo viên tiếng Anh vùng sâu, vùng xa.

Có nhiều người đã đưa ra ý kiến, để giải quyết việc thừa thiếu giáo viên giữa các vùng miền thì cần bỏ công chức, viên chức, thay vào đó là chế độ hợp đồng và luân phiên giáo viên lên vùng khó khăn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi không còn viên chức, công chức thì giáo viên hưởng lương từ đâu? Rồi hiệu trưởng có thể nhận giáo viên năm nay nhưng sang năm không nhận nữa? Có thể cho giáo viên nghỉ giữa chừng hay thế nào? Hay ký hợp đồng 2 năm nhưng nếu chỉ dạy được 1 năm mà giáo viên tự ý bỏ việc thì sẽ làm sao?

Cũng theo vị này, việc bỏ công chức, viên chức sang chế độ hợp đồng tôi nghĩ ưu điểm lớn nhất là để cho giáo viên phải luôn luôn nỗ lực, luôn luôn cố gắng để khẳng định chất lượng học sinh của mình và không được phép chểnh mảng.

“Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận với nhau, hiện nay có một bộ phận giáo viên không thực sự say mê với nghề, không tâm huyết, chỉ lên lớp cho có, hết giờ thì về nhà, không có trách nhiệm mà vẫn nhận lương. Điều đó sẽ khiến giáo dục trở nên trì trệ hơn. Nay chúng ta thay bằng chế độ hợp đồng, buộc giáo viên phải “vận động” để được ký hợp đồng vào những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, khi triển khai phải có lộ trình rõ ràng và phải đồng bộ. Bởi lẽ, nếu không thực hiện một cách đồng bộ, số giáo viên kém chất lượng, không có hợp đồng quá nhiều, không biết làm gì cũng ảnh hưởng đến xã hội”, ông Hùng này nói.

Theo NĐT

loading...
Loading...
Xem tin tức mới trên BBC Việt Nam cập nhật thông tin mới nhất nhanh nhất trong ngày với những phản ánh bình luận sâu sắc về đời sống, chính trị, xã hội chỉ có trên BBC Tiếng Việt
Chia sẻ bài viết:
  • tweet
  • Facebook

Tag: bỏ biên chếcông chứcgiáo viênLuật Viên chứcthí điểmviên chức

BÀI LIÊN QUAN

  • Lệnh của Dân, làm thì sống, chống thì…

  • Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

  • Nhớ quê rơi nước mắt mà chẳng dám về…

  • Thực tế giảng dạy sẽ buộc người thầy phải biết chỗ nào là quan trọng để nhấn mạnh cho học sinh, chỗ nào không quan trọng có thể lướt qua được.

  • “Cần có đột biến về chính sách tiền lương cho giáo viên”

  • “Xin thầy sáng nay đừng đọc tên con tôi chưa đóng tiền trước lớp”

  • Chủ tịch Cần Thơ: Không chấp nhận thời trang ‘cao bồi’ ở công sở

TIN TỨC MỚI

  • Biển Đông và Đài Loan, đâu sẽ là “chiến trường” Trung – Mỹ?

  • Giám đốc Công an Đà Nẵng phủ nhận tin đồn sở hữu “biệt phủ” do Vũ nhôm tặng

  • Cà phê bẩn, thuốc ung thư than tre: Người Việt cứ tự giết nhau!

  • Triều Tiên dừng phát triển vũ khí hạt nhân tập trung toàn lực phát triển kinh tế

  • Người dân đang phải gánh nhiều thuế, phí lắm rồi!

  • Tập Cận Bình chào đón ông Kim Jong-un nhờ thúc đẩy của “Bát vương gia”?

  • Tại sao học sinh Mỹ vừa học vừa chơi mà vẫn giỏi?

0 phản hồi Đến “Bỏ biên chế giáo viên: Thực hiện đúng luật không thí điểm giáo viên”

Gủi phản hồi Hủy

Email của bạn sẽ được giữ kín. Các trường thông tin cần thiết *


*
*

Loading...

TIN NỔI BẬT

  • Liêm khiết cũng bằng nhau với người xấu và tham nhũng, dân biết tin vào đâu?

  • Nga tiếp tục bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc có thể gây căng thẳng khu vực

  • Lương nghìn đô vẫn tiếc tiền mua giỏ quà ra mắt nhà người yêu

  • Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy ‘mất tích’: Quản lý cán bộ lỏng lẻo?

  • 20+ bức ảnh lột tả chân thực cuộc sống thời xa xôi: ‘đã có 1 thời như thế’

Có Thể Bạn Quan Tâm

loading...

ĐỀ XUẤT

  • Lệnh của Dân, làm thì sống, chống thì…

  • Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

  • Nhớ quê rơi nước mắt mà chẳng dám về…

  • Thực tế giảng dạy sẽ buộc người thầy phải biết chỗ nào là quan trọng để nhấn mạnh cho học sinh, chỗ nào không quan trọng có thể lướt qua được.

  • “Cần có đột biến về chính sách tiền lương cho giáo viên”

Loading...

BBC tin tức

  • bbc vn 24h
  • bbc vn hoa kỳ
  • bbc tieng viet nam
  • bbc vn tiếng việt
  • bbc news tieng viet
  • bbc việt nam biển đông
  • Thế giới 24h

BBC

  • bbc tiếng việt
  • bbc việt nam
  • bbc vietnamese
  • bbc news
  • bbc việt
  • bbc việt nam biển đông
  • Tin quân sự mới nhất

Big & Big Community Viet

    Tất cả nội dung trên Big & Big Community Viet được các thành viên chia sẻ. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. BBCVIET dành cho cộng đồng người Việt trên toàn thế giới với các tin tức cập nhật liên tục, nhanh nhất và phong phú nhất.
  • Trang chủ
© 2016.BBCVIET.COM All Rights Reserved. Design by NTG Media