• HOME
  • BBC VIỆT NAM
  • BBC QUỐC TẾ
  • THẾ GIỚI 24H
  • CHÍNH TRỊ
  • XÃ HỘI
  • TIN PHÁP LUẬT
  • TIN SAO

bbc viet nam, bbc tieng viet, bbc viet, tin tuc, tin moi, bbc tin tuc

Menu
  • Trang Chủ
  • Góc Nhìn
    • Việt Nam
    • Quốc Tế
  • Thời Sự
    • Chính Trị
    • Xã Hội
    • Giáo Dục
    • Y Tế
  • Thế Giới
    • Tin Thế Giới
    • Quân Sự
    • Thế Giới Đó Đây
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Làm Giàu
  • Pháp Luật
  • Giải Trí
    • Showbiz
    • Tử Vi
    • Hài Hước
    • Làm Đẹp
  • Đời Sống
    • Chia Sẻ
    • Du Lịch
    • Tâm Sự
    • Khoe
  • Thể Thao
  • Công Nghệ
  • Video
Đề xuất [X]
loading...

Tôi đã sáng suốt cùng con rẽ chọn trường nghề

Tin tức ngày 10/07/2017 |
Xã Hội
loading...
  • Rối vì cấm dạy thêm, học thêm trong trường
  • Những sai sót cần tránh khi thi vào lớp 10
  • Lương cử nhân không bằng lương thợ hàn
  • Muốn ‘cắt’ dạy thêm buộc phải đổi cách đánh giá học sinh

Tối 6-7, đứng chờ bạn bè ở sảnh một tiệc cưới trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận (TP.HCM), anh bạn thời ĐH hỏi vợ chồng tôi:

“Con anh 17 tuổi à? Nay vào lớp 12, cháu học ở trường nào?”. Chồng tôi đáp: “Cháu chuẩn bị vào năm ba trung cấp nghề”. Anh bật thốt: “Ủa, sao lớp 12 không học mà học nghề?”. Nhiều người thân, người quen của chúng tôi cũng từng trố mắt: “Trời, sao phải học nghề, uổng vậy?”. Chúng tôi mỉm cười: “Dạ, tại vì cháu thích”.

Chỉ vì con tôi thích. Chúng tôi đã chiều theo con. Năm lớp 8, cháu tuyên bố sang năm sẽ không thi lớp 10. Nghĩ con trai nhất thời hồ đồ, tôi quên luôn chuyện này cho đến giữa năm lớp 9, cu cậu lần nữa nói chắc: “Năm nay con không thi vô lớp 10 nha ba mẹ!”. Tuyên bố lần này không chỉ làm vợ chồng tôi giật mình mà bà ngoại, dì, ông nội, bà nội, các cô cậu của con cũng hoảng.

Dù tỏ vẻ khá bình tĩnh trước con trai và còn có vẻ hùa theo ý định của con nhưng thú thật cả hai vợ chồng tôi đều dao động, đặc biệt là khi được giáo viên chủ nhiệm lớp mời lên để trao đổi về lựa chọn cá biệt của cu cậu. Cả lớp 45 học sinh và cả khối gần 300 cháu chẳng cháu nào rời nguyện vọng vô lớp 10 công lập. Con tôi thì nằng nặc học nghề mà phải là nghề thiết kế đồ họa để vẽ truyện tranh… Có phải chúng tôi dạy con sai rồi không khi không yêu cầu con phải giỏi toàn diện mà chỉ cần đào sâu, xới kỹ kiến thức, kỹ năng mình thích?

Áp lực từ nhiều phía, có cả của ông bà nội, ngoại cùng các cô, cậu hai bên, cuối cùng con trai tôi cũng chịu vào phòng thi lớp 10. Kết quả là điểm thi “oanh liệt” vượt xa điểm chuẩn của ngôi trường THPT công lập mà cả gia đình đều chọn. Ngày có kết quả, cu cậu lại tuyên bố: “Con thi xong rồi, ba… học lớp 10 đi, con đi học nghề”.

Tôi cắn răng, bấm bụng đưa con nhập học trường nghề. Chỉ sau một tháng, tôi vỡ ra con tôi… quá khôn khi quyết định chọn con đường mới. Từ một cậu bé mặt mày nhàu nhĩ với đống đề văn, sử, địa, giáo dục công dân… ôm nhai trệu trạo, thuộc đó, quên đó, con trai tôi hớn hở bước vào năm học đầu tiên với những môn nghề: Anh văn giao tiếp, tin học căn bản, kỹ năng giao tiếp, giáo dục thể chất, cùng các môn văn hóa như toán, lý, hóa, văn, sử, địa được giảm tải 100% vì là hệ học giáo dục thường xuyên. Buổi văn hóa, buổi học nghề đan xen những giờ tự học… Vừa học con vừa được nhà trường cho tham gia các trắc nghiệm hướng nghiệp hằng tháng. Đến giữa kỳ 1 năm nhất, con tự xin tôi cho học thêm tiếng Nhật và âm nhạc. Cu cậu tâm sự: “Học để tìm cơ hội tu nghiệp sinh đó mẹ. Nghề này ở Nhật làm được lắm. Còn học nhạc là để coi mình có khả năng sáng tác không, biết đâu được sau này làm phim hoạt hình, con tự làm ra nhạc của mình luôn”.

Thoắt đó gần ba năm trôi qua. Trước mùa hè này, cháu kiến tập ở các công ty quảng cáo, in, thiết kế bao bì. Đó là những ngày con tôi tràn vẻ tự tin, hào hứng. Bây giờ con đang hưởng nốt những ngày hè cuối cùng năm 11. Nhưng trong tâm trí dần trưởng thành, con tôi đã biết vạch cho mình con đường với nhiều lựa chọn hơn hai nhánh rẽ hồi năm thứ nhất. Kế hoạch của cu cậu, một là tìm cơ hội tu nghiệp sinh hoặc học bổng đúng chuyên ngành thiết kế đồ họa ở Nhật; hai là học liên thông ĐH; ba là ra trường, xin mặt tiền nhà cha mẹ để mở tiệm vẽ quảng cáo. Cu cậu còn phân tích với chúng tôi: “Trường hợp con có trúng tuyển nghĩa vụ cũng tốt, vì cơ hội học ĐH miễn phí của người có trình độ trung cấp, Anh văn lưu loát khi trúng tuyển nghĩa vụ rất cao. Vô lính còn được rèn luyện, tuyệt!”.

Nói về tương lai, cu cậu như chắc lắm, còn không quên động viên lại vợ chồng tôi: “Ba mẹ yên tâm đi, có làm gì thì con cũng nuôi ba mẹ thôi”.

Tôi hiểu và vui vì việc vợ chồng tôi “vượt lên chính mình”, chấp nhận giấc mơ của con, để con tự đi trên con đường do con chọn lựa đến thời điểm này đã không sai!

Theo PLO

loading...
Loading...
Xem tin tức mới trên BBC Việt Nam cập nhật thông tin mới nhất nhanh nhất trong ngày với những phản ánh bình luận sâu sắc về đời sống, chính trị, xã hội chỉ có trên BBC Tiếng Việt
Chia sẻ bài viết:
  • tweet
  • Facebook

Tag: Đại họcgiáo dụchọc bổnghọc sinhnam họcsáng suốt học nghềtiếng anhtrung học phổ thôngtrúng tuyển

BÀI LIÊN QUAN

  • Học sinh lớp 2 tử vong do cổng trường sập, cần làm rõ trách nhiệm nhà trường

  • Nhìn sách giáo khoa hiện hành, mơ cho con em được học chương trình cũ

  • “Xin thầy sáng nay đừng đọc tên con tôi chưa đóng tiền trước lớp”

  • Sự cần thiết phải xem xét lại khái niệm “chuẩn mực” của tiếng Anh

  • Bàn về “gánh nặng và sự sẻ chia” với người thầy

  • Không nuôi được vợ con, còn ai dám vào ngành Sư phạm?

  • Giáo sư người Nhật: Dạy trẻ những điều đơn giản hàng ngày để có thu nhập tốt trong tương lai

TIN TỨC MỚI

  • Biển Đông và Đài Loan, đâu sẽ là “chiến trường” Trung – Mỹ?

  • Giám đốc Công an Đà Nẵng phủ nhận tin đồn sở hữu “biệt phủ” do Vũ nhôm tặng

  • Cà phê bẩn, thuốc ung thư than tre: Người Việt cứ tự giết nhau!

  • Triều Tiên dừng phát triển vũ khí hạt nhân tập trung toàn lực phát triển kinh tế

  • Người dân đang phải gánh nhiều thuế, phí lắm rồi!

  • Tập Cận Bình chào đón ông Kim Jong-un nhờ thúc đẩy của “Bát vương gia”?

  • Tại sao học sinh Mỹ vừa học vừa chơi mà vẫn giỏi?

0 phản hồi Đến “Tôi đã sáng suốt cùng con rẽ chọn trường nghề”

Gủi phản hồi Hủy

Email của bạn sẽ được giữ kín. Các trường thông tin cần thiết *


*
*

Loading...

TIN NỔI BẬT

  • Liêm khiết cũng bằng nhau với người xấu và tham nhũng, dân biết tin vào đâu?

  • Nga tiếp tục bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc có thể gây căng thẳng khu vực

  • Lương nghìn đô vẫn tiếc tiền mua giỏ quà ra mắt nhà người yêu

  • Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy ‘mất tích’: Quản lý cán bộ lỏng lẻo?

  • 20+ bức ảnh lột tả chân thực cuộc sống thời xa xôi: ‘đã có 1 thời như thế’

Có Thể Bạn Quan Tâm

loading...

ĐỀ XUẤT

  • Học sinh lớp 2 tử vong do cổng trường sập, cần làm rõ trách nhiệm nhà trường

  • Nhìn sách giáo khoa hiện hành, mơ cho con em được học chương trình cũ

  • “Xin thầy sáng nay đừng đọc tên con tôi chưa đóng tiền trước lớp”

  • Sự cần thiết phải xem xét lại khái niệm “chuẩn mực” của tiếng Anh

  • Bàn về “gánh nặng và sự sẻ chia” với người thầy

Loading...

BBC tin tức

  • bbc vn 24h
  • bbc vn hoa kỳ
  • bbc tieng viet nam
  • bbc vn tiếng việt
  • bbc news tieng viet
  • bbc việt nam biển đông
  • Thế giới 24h

BBC

  • bbc tiếng việt
  • bbc việt nam
  • bbc vietnamese
  • bbc news
  • bbc việt
  • bbc việt nam biển đông
  • Tin quân sự mới nhất

Big & Big Community Viet

    Tất cả nội dung trên Big & Big Community Viet được các thành viên chia sẻ. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. BBCVIET dành cho cộng đồng người Việt trên toàn thế giới với các tin tức cập nhật liên tục, nhanh nhất và phong phú nhất.
  • Trang chủ
© 2016.BBCVIET.COM All Rights Reserved. Design by NTG Media